Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần những gì?

Khi nào thì được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm? Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần những thủ tục gì? Có những lưu ý gì? Hãy để luật Việt Phú chia sẻ cho bạn nhé.

Hiểu rõ nhất về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

“Nhãn hiệu” là thuật ngữ dùng để chỉ chung của hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Đối với một sản phẩm nào đó, nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nhằm để lại dấu ấn cá nhân của sản phẩm tới người tiêu dùng, khẳng định chất lượng, thương hiệu riêng biệt của mình.

Trong phạm vi phát luật thì nhãn hiệu sản phẩm được coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Một sản phẩm muốn khẳng định được thương hiệu, tạo được niềm tin và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng thì cần phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm.

Điều này hết sức cần thiết, không chỉ để khẳng định thương hiệu cá nhân mà còn góp phần bảo vệ độc quyền sản phẩm, chống hàng giả hàng nhái.

Nhãn hiệu sản phẩm thường được biểu thị bằng chữ, hình ảnh và kết hợp cả hai cộng với màu sắc riêng biệt để tạo ra một phong cách cá nhân không trộn lẫn vào đâu được.

Những công việc cần làm trước khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Nếu cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng ký cho một nhãn hiệu sản phẩm nào đó thì bắt buộc cần chuẩn bị. đảm bảo tối thiểu những yêu cầu sau:

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cá nhân

Khi đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm nào đó, cần bắt buộc phải có những tài liệu sau:

– 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Những tài liệu trên là tối thiểu cần bắt buộc có. Ngoài ra mỗi sản phẩm lại có những đặc thù riêng nên có thể có những sản phẩm cần bổ sung một số giấy tờ liên quan. Nhưng phần lớn là cần tối thiểu ba loại giấy tờ này.

Đăng ký nhãn hiệu tập thể, chứng nhận

Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, ngoài những tài liệu bắt buộc như trên thì cần phải bắt buộc có những tài liệu sau đây:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận

– Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm)

Đây là những lưu ý cần thiết mà bạn cần chú ý khi muốn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để chuẩn bị một cách kỹ càng trước khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tránh những sai sót nhỏ nhất.

Những chú ý khi viết đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

– Mỗi lá đơn chỉ được một văn bằng bảo hộ. Nghĩa là văn bằng này chỉ có hiệu lực khi được công nhận bởi duy nhất một cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

– Mọi tài liệu trong đơn phải được viết bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu có chứa ngôn ngữ khác thì cần phải dịch ra tiếng Việt 100%. Vì đây là đăng ký nhãn hiệu bản quyền tại Việt Nam nên cần phải có nội dung tiếng Việt.

– Hình thức trình bày đơn cần phải theo chiều dọc (riêng hình hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu có thể trình bày theo chiều ngang). Hình thức trình bày là trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm).

– Mỗi trang tài liệu đều cần phải ghi số thứ tự trang theo số Ả rập (1, 2, 3, 4,….)

– Tài liệu đánh bằng máy và in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, dễ nhìn, không sai lỗi chính tả.

– Thông tin tài liệu không được tẩy xóa, sửa chữa. Tuy nhiên các trường hợp lỗi nhỏ như sai lỗi chính tả mà đơn đã gửi đi đến cục sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa lỗi nhưng phải ngay tại chỗ và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu của người nộp đơn.

– Thuật ngữ cần phải chuẩn từ ngữ phổ thông, không dùng tiếng địa phương, từ ngữ nghệ thuật, khó hiểu.

– Những ký tự, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Đó là những điểm cần lưu ý khi viết đơn xin đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Những điều này rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý để tránh những sai sót nhỏ nhất.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm uy tín nhất hiện nay

Văn phòng luật sư Việt Phú tự hào là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư tại Việt Nam như: tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn lập dự án đầu tư (dự án tiền khả thi và dự án khả thi), tư vấn thủ tục xin ưu đãi đầu tư… Thế mạnh của dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Luật Việt Phú được thể hiện qua:

– Có một chuyên môn pháp lý vững vàng

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý nói chung và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng, Luật Việt Phú tự tin với chuyên môn pháp lý của mình. Chúng tôi đã làm việc với 10.000+ khách hàng lớn nhỏ và thực hiện thành công các thủ tục cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy khả năng của chúng tôi trong lĩnh vực này.

 Chi phí hợp lý

Mục tiêu của Luật Việt Phú là trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi luôn đưa ra mức chi phí hợp lý, ưu đãi nhất nhằm giữ mối liên kết lâu dài, đồng thời, tiết kiệm chi phí ở mức tối đa cho khách hàng.

Chất lượng – chuyên nghiệp – uy tín là những điều đã tạo nên Luật Việt Phú.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chí­nh, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 024 6261 2299 / 0936 129 229
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : luatvietphu@gmail.com
Hệ thống thông tin website : http://dichvuluatsu.vn
http://luatvietphu.com.vn

Tin liên quan