Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
1. Khái niệm chất thải nguy hại?
Chất thải nguy hại ( tiếng anh là hazardous waste) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất. Có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác). Hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì?
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
3. Căn cứ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại?
– Căn cứ pháp lý:
+ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
+ Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Công tác cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.
– Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở. Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
– Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm. Văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm làm căn cứ cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với tổng khối lượng chất thải thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng không được vượt quá năng lực xử lý của dự án. Việc vận hành thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
– Thời hạn kiểm tra, chấp thuận vận hành thử nghiệm của dự án xử lý chất thải nguy hại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép.
– Chi phí cho hoạt động cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được bố trí từ nguồn thu phí thẩm định cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
4. Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như:
Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 (Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường;
Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này) hoặc Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.
Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
4.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), phương tiện vận chuyển bao bì, thiết bị lưu chứa; khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
4.2. Điều kiện về nhân lực:
Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:
Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành; có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện; hệ thống, thiết bị.
4.3. Điều kiện liên quan đến công tác quản lý:
Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có); và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường; giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
Điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu: Nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại; trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên toàn quốc. Thời hạn của Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 năm kể từ ngày cấp.
5. Trình tự, thủ tục xin giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; theo quy định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3. Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (nếu có)
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký, cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, Cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5.D Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Bước 4. Tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (nếu có)
Đối tượng đăng ký được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận chất thải nguy hại để vận hành thử nghiệm. Cơ quan cấp phép có thể đột xuất kiểm tra cơ sở; lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm
Bước 5. Thông báo kết quả vận hành thử nghiệm (nếu có)
Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.Đ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận; mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn; hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại. Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện; cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh; hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.
Bước 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu có); cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại; trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý chất thải nguy hại (thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác);
Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các trường hợp khác
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra.
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 024 6261 2299 / 0936 129 229 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | luatvietphu@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dichvuluatsu.vn http://luatvietphu.com.vn |
Tin liên quan
- Dịch vụ làm giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
- Báo giá thủ tục xin cấp giấy phép tư vấn du học
- Dịch vụ làm thủ tục giấy phép kinh doanh của Luật Việt Phú
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cần những giấy tờ gì
- Điều kiện cấp phép của tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ như thế nào?
- Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán buôn xe máy điện là gì?
- Điều kiện kinh doanh thuốc tân dược
- Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
- Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học