Bản quyền hình ảnh là một trong những vấn đề nhận khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng khi mà việc chụp ảnh bằng các thiết bị điện thoại, máy ảnh kỹ thuật số và việc chia sẻ các tác phẩm nhiếp ảnh trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo hộ bản quyền hình ảnh nhé.
Quyền tác giả của tác phẩm hình ảnh phát sinh khi nào?
Tác phẩm hình ảnh hay còn gọi là tác phẩm nhiếp ảnh được hiểu là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Do đó, quyền tác giả của tác phẩm hình ảnh phát sinh kể từ thời điểm nó được định hình vật chất nhất định, tức là kể từ thời điểm hình ảnh được tái hiện dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.
Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền hình ảnh
Thủ tục đăng ký bảo hộ đối với bản quyền hình ảnh được thực hiện như sau:
Tác giả, chủ sở hữu của hình ảnh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ đến Cục bản quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả .
Đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 024 6261 2299 / 0936 129 229 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | luatvietphu@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dichvuluatsu.vn http://luatvietphu.com.vn |
Tin liên quan
- Dịch vụ Đại diện Sở hữu Công nghiệp: Bảo vệ Giá trị Sáng tạo của Bạn
- Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ miễn phí
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- Cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuẩn xác, hiệu quả nhất
- Hồ sơ cần có khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần những gì?
- Tư vấn đăng ký nhượng quyền thương hiệu
- Tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào?
- Mua bản quyền theo quy định luật SHTT
- Cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả