I – CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
- Nghị định 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ Sủa đổi, bổ sung, thay thế các quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.
- Văn bản hợp nhất số 3207/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP, ngày 14/09/2015 Về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
II – ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KARAOKE
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau;
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke;
- Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép..
III. THỦ TỤC THÀNH LẬP QUÁN KARAOKE
Để tiến hành hoạt động kinh doanh karaoke đầu tiên phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh với loại hình Hộ kinh doanh như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Tiến hành xin cấp phép hoạt động Karaoke. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh số phòng, diện tích từng phòng;
– Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ bao gồm :
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
– Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Trường hợp trong giấy đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không thể hiện ngành, nghề kinh doanh dịch vụ karaoke thì cần phải bổ sung.
– Văn bản báo cáo về bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghịđịnh 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh. Nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải có bản khai nhân sự , bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ cư trú .
Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội địa phương
IV – CÔNG VIỆC LUẬT VIỆT PHÚ TRIỂN KHAI
- Tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục thành hộ kinh doanh;
- Tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục in hóa đơn, thuế cơ bản của công ty khi mới thành lập;
- Tư vấn xin cấp phép hoạt động Karaoke, xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và thông báo cam kết đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Khách hàng và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Nộp hồ sơ, sửa hồ sơ và nhận kết quả cho Qúy Khách hàng.
- Thay mặt nộp các khoản phí và lệ phí (Nếu có).
- Bàn giao lại hồ sơ sau khi hoàn thành xong công việc.
V – HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ
- Bản sao (chứng thực tại UBND Phường) CMTND hoặcHộ chiếu còn hiệu lực. CMTND có hiệu lực 15 năm, Hộ chiếu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp Quyết định thành lập. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với đối với thành viên là tổ chức.
- Nếu thông tin có sự sai lệch với Hộ khẩu thì có thêm bản sao (công chứng) hộ khẩu.
- Hồ sơ chứng minh địa điểm được phép sử dụng hợp pháp (sổ đỏ, hợp đồng thuê nhà); (nếu đặt in hóa đơn VAT);
VI- THỜI GIAN GIẢI QUYẾT;
- Thành lập hộ kinh doanh trong 3 ngày làm việc;
- Đặt in hóa đơn VAT 10 ngày làm việc;
- Xin giấy phép hoạt động Karaoke 7 ngày làm việc.