DNTM) Trong quá trình hội nhập và phát triển trên thế giới, người ta thường hay nhắc đến M&A (viết tắt của Merges and Acquisitions, tiếng Anh có nghĩa là sáp nhập và mua lại). Sáp nhập, mua lại là một trong những chiến lược quan trọng trong việc mở rộng và tăng trưởng của doanh nghiệp.
M&A được biết đến đầu tiên ở Mỹ từ năm 1890 sau đó là châu Âu và hiện nay đã phổ biến trên thế giới với số lượng các giao dịch ngày càng tăng.
Hiện trạng hoạt động M&A tại Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới cùng với việc gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng dần được hình thành và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và qui mô.
Các giao dịch M&A đã tăng trưởng một cách đáng kể trong những năm gần đây như một kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Nếu năm 2005 chỉ có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu USD và riêng trong sáu tháng đầu năm 2007, số vụ M&A đã tăng lên là 46 vụ, đạt tổng giá trị là 626 triệu USD. Số lượng giao dịch tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2011, với mức tăng trưởng 135,2%, tổng giá trị các giao dịch đạt 4,7 tỷ USD.
Theo thống kê của IMAA (Viện Nghiên cứu hoạt động mua bán, sáp nhập và liên kết, trụ sở tại Thụy Sỹ) và AVM Vietnam (tổ chức hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực dịch vụ đầu tư, tư vấn doanh nghiệp và đào tạo kinh doanh cao cấp), xét về số lượng giao dịch, các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp trong nước chiếm 77%, con số này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong hoạt động M&A. Xét về giá trị giao dịch, các giao dịch có giá trị lớn đều có yếu tố nước ngoài và chiếm tỉ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A, con số này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Những khó khăn về tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới tác động đến hoạt động M&A tại Việt Nam, tổng giá trị giao dịch, số lượng giao dịch đều giảm.
Nhìn chung, tổng giá trị các thương vụ M&A ước đạt 14,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 65%/năm trong giai đoạn 2009-2012.
Năm 2013 cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập với quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất công nghiệp, bất động sản đến dịch vụ. Trong quý I/2013 thị trường M&A diễn ra 14 thương vụ với tổng giá trị 675,5 triệu USD với những thương vụ quy mô lớn thuộc về lĩnh vực bất động sản. Điển hình như việc chuyển nhượng Trung tâm thương mại Vincom Center A tại TP.HCM của Vingroup cho Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group) với trị giá 470 triệu USD. Thị trường cũng chứng kiến các các công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Đất Xanh Group, Hanel, Vingroup đang đẩy mạnh mua lại các dự án bất động sản thương mại có vị trí đắc địa, hợp nhất các công ty nhỏ thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế chính trong các thương vụ M&A của các doanh nghiệp trong nước.
Ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là thu hút nhất, với tổng giá trị thị trường lên đến 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Nhà đầu tư có xu hướng chọn chiến lược M&A để mở rộng chuỗi giá trị và tiếp cận thị trường. Ở Viêt Nam, các doanh nghiệp bị mua là các doanh nghiệp đã có thương hiệu,với những dòng sản phẩm lâu đời như Vinacafe, nước khoáng Vĩnh Hảo. Điển hình các giao dịch như: Carlsberg bỏ ra 93 triệu USD đề mua lại 50% cổ phần của Huda Huế, Unicham mua 95% cổ phần cùa Diana, Massan mua lại Vĩnh Hảo, Kinh Đô mua lại Tribico…
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thì ngành hàng tiêu dùng vẫn đạt mức tăng trưởng đến 23%. Điều này cho thấy ngành này luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, bởi dù kinh tế tăng trưởng hay sụt giảm thì những mặt hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu vẫn đóng vai trò khó thay thế trong đời sống người dân.
Bên cạnh lĩnh vực hàng tiêu dùng, hoạt động M&A diễn ra khá sôi nổi trên thị trường tài chính-ngân hàng với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì Nhật Bản hiện đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam. Các giao dịch có giá trị lớn như: Vietinbank bán 20% cổ phần trị giá 743 triệu USD cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Vietcombank bán 15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD cho Mizuho, Sumitomo mua cổ phần của tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn Daiichi mua lai Bảo Minh…
Có thể nhận thấy, M&A giúp tái cấu trúc lại doanh nghiệp, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém về tài chính cũng như nhiều yếu tố khác để hình thành nên những doanh nghiệp có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. M&A cũng được nhìn nhận như con đường ngắn nhất để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng cũng như cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả từ các đối tác nước ngoài.
Riêng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hoạt động M&A đã mang lại một số kết quả đáng chú ý. Đó là, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ để đạt chuẩn quốc tế các chỉ số an toàn là 8%; Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Các ngân hàng thực hiện sáp nhập giảm bớt được chi phí đầu tư, xây dựng các điểm chi nhánh, tận dụng được mạng lưới khách hàng của ngân hàng bị sáp nhập; Tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Triển vọng phát triển M&A trong các lĩnh vực
Trong những năm gần đây, hoạt động M&A tăng trưởng trung bình 30%.
Tại hội thảo “Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá” diễn ra hồi tháng 8/2013, các nhà phân tích nhận định tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới vẫn giữ ở mức 25-30% trong giai đoạn 2013-2017. Nhận định này dựa vào tình hình tái cấu trúc các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Sau một vài năm hoạt động theo các mô hình công ty mẹ – con, mô hình tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước cũng như các tập đoàn đầu tư cá nhân đã nhận thấy yêu cầu tất yếu của tái cấu trúc để đảm bảo kinh doanh và phát triển bền vững. Do vậy xu hướng chọn M&A như một chiến lược để tái cấu trúc doanh nghiệp trở nên phổ biến.
Trước đây, các thương vụ thường có qui mô nhỏ, dưới 5 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian tới có thể trông đợi vào các thương vụ lớn dưới hình thức phát hành nhỏ lẻ chọn đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nhà nước có vốn hóa lớn và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Các giao dịch chào mua công khai và “thôn tính” trên sàn chứng khoán cũng đã xuất hiện, điều nay cho thấy hoạt động M&A ở Việt Nam đã chuyên nghiệp hơn. Hình thức M&A chủ yếu vẫn là thực hiện mua cổ phần và đầu tư vào nhau để trở thành đối tác chiến lược, nhằm tận dụng những lợi thế của nhau.
Hoạt động M&A thời gian tới được dự báo vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực tài chính – ngân hàng và sản xuất tiêu dùng.
Cụ thể, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, với kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, theo dự kiến các ngân hàng thương mại sẽ giảm từ con số 39 hiện nay xuống còn 13-15 ngân hàng vào năm 2017. Do đó, trong tương lai nhiều khả năng sẽ có một số vụ sáp nhập với qui mô lớn giữa các ngân hàng như các trường hợp đã thực hiện: SHB sáp nhập với Habubank; sáp nhập giữa 3 ngân hàng SCB, Ficombank và Việt Nam Tín Nghĩa; sáp nhập giữa ngân hàng Phương Tây với PVFC…
Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nhất là công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng phải hoàn tất lộ trình tăng vốn (theo Nghị đinh 46), do vậy khu vực bảo hiểm sẽ hứa hẹn thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài bởi thị trường bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đòi hỏi tái cấu trúc theo hướng giảm về số lượng để tăng chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động. Với chủ trương tái cấu trúc, thị trường chứng khoán dự báo sẽ chứng kiến những thương vụ sáp nhập, các công ty tận dụng lợi thế của nhau để tạo nên một định chế tài chính quy mô lớn như trường hợp hợp nhất giữa công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) và VIT (VITS).
Riêng với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, trong điều kiện dân số 90 triệu dân, dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng, thì đây luôn là một thị trường đầy tiêm năng với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
Khi thị trường phát triển, theo quy luật đào thải, doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi và đầu tư con người. Thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm phát triển ngành buộc các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến các nhà đầu tư lớn, có đủ tiềm lực vốn cũng như kinh nghiệm ngành nghề để phát triển.
Với chiến lược M&A, các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các giá trị, lợi thế giữa các bên để mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh mới cũng như củng cố mạng lưới phân phối sâu rộng hơn để trở thành một “đế chế” hàng tiêu dùng như ví dụ của tập đoàn Massan.
Hơn nữa, việc không bị hạn chế tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng với chỉ số P/E (giá/lợi nhuận) của ngành hàng tiêu dùng thấp, khoảng 13 lần trong khi Trung Quốc là 49 lần, Thái Lan 23 lần, khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và tham gia nhiều hơn vào thị trường sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam so với các lĩnh vực khác.
Làn sóng M&A trong ngành viễn thông cũng đang tăng mạnh trên thế giới. Tại Việt Nam, đây là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi các cơ hội đầu tư vào Vinaphone và Mobifone khi có thông tin cho rằng Chính phủ có thể cho phép bán cổ phần trong những công ty này cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành viễn thông. Ngoài ra, cũng có thông tin các nhà phân tích đã định giá MobiFone khoảng 3 tỷ USD.
Cùng với ngành viễn thông là dầu khí, khi nhu cầu sử dụng dầu và khí đốt tiếp tục tăng trên toàn cầu, giá dầu thô vẫn duy trì ở ngưỡng cao, chi phí cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đang tăng điều này khiến các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thiết bị dầu khí đẩy mạnh hợp tác thông qua liên doanh, hoặc sáp nhập để tận dụng các công nghệ của nhau, tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo giá cạnh tranh.
Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, M&A sẽ giúp các công ty trong nước tăng khả năng cạnh tranh với các đối tác trong khu vực như Trung Quốc, Phillipines, Indonesia…
Trong khi đó, bất động sản vẫn là ngành đứng trước các cơ hội M&A lớn khi Chính phủ đã công bố nhiều giải pháp để khôi phục thị trường. Phần lớn doanh nghiệp bất động sản đang lâm vào tình trạng khó khăn khi lượng hàng tồn kho lớn, áp lực lãi vay đè nặng và các quy định mới về kinh doanh bất động sản được siết chặt hơn. Do vậy, việc chuyển nhượng các dự án lớn đang đầu tư chắc chắn xảy ra. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quan tâm đến những dự án trong phân khúc trung tâm thương mại/bán lẻ, như Lotte của Hàn Quốc, còn các doanh nghiệp trong nước chủ yếu giao dịch ở các dụ án nhà ở. Tuy nhiên những vướng mắc về thủ tục pháp lý khiến một số nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Lĩnh vực dịch vụ giải trí, một thị trường mới nhưng cũng nhiều tiềm năng, hứa hẹn có nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài như tập đoàn Lotte Cinema với hệ thống siêu thị và trung tâm giải trí Lotte (Lotte Shopping/Lotte Entertainment) của Hàn Quốc cũng đã mua lại Liên doanh Diamond (DMC) và sở hữu 6 rạp tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng năm 2008. Các công ty của Hàn Quốc như CJ-CVG có vẻ chiếm ưu thế ở thị trường Việt Nam.
Với những tiềm năng về lao động, môi trường đầu tư, khoa học công nghệ…, chắc chắn hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều đột phá mới, tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Từ những kinh nghiệp đạt được, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn và hứa hẹn có những hoạt động M&A vươn xa ngoài lãnh thổ.
Ở Việt Nam, từ khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới cùng với việc gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng dần được hình thành và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và qui mô.
Các giao dịch M&A đã tăng trưởng một cách đáng kể trong những năm gần đây như một kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Nếu năm 2005 chỉ có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu USD và riêng trong sáu tháng đầu năm 2007, số vụ M&A đã tăng lên là 46 vụ, đạt tổng giá trị là 626 triệu USD. Số lượng giao dịch tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong năm 2011, với mức tăng trưởng 135,2%, tổng giá trị các giao dịch đạt 4,7 tỷ USD.
Theo thống kê của IMAA (Viện Nghiên cứu hoạt động mua bán, sáp nhập và liên kết, trụ sở tại Thụy Sỹ) và AVM Vietnam (tổ chức hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực dịch vụ đầu tư, tư vấn doanh nghiệp và đào tạo kinh doanh cao cấp), xét về số lượng giao dịch, các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp trong nước chiếm 77%, con số này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong hoạt động M&A. Xét về giá trị giao dịch, các giao dịch có giá trị lớn đều có yếu tố nước ngoài và chiếm tỉ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A, con số này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Những khó khăn về tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới tác động đến hoạt động M&A tại Việt Nam, tổng giá trị giao dịch, số lượng giao dịch đều giảm.
Nhìn chung, tổng giá trị các thương vụ M&A ước đạt 14,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 65%/năm trong giai đoạn 2009-2012.
Năm 2013 cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập với quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất công nghiệp, bất động sản đến dịch vụ. Trong quý I/2013 thị trường M&A diễn ra 14 thương vụ với tổng giá trị 675,5 triệu USD với những thương vụ quy mô lớn thuộc về lĩnh vực bất động sản. Điển hình như việc chuyển nhượng Trung tâm thương mại Vincom Center A tại TP.HCM của Vingroup cho Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group) với trị giá 470 triệu USD. Thị trường cũng chứng kiến các các công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Đất Xanh Group, Hanel, Vingroup đang đẩy mạnh mua lại các dự án bất động sản thương mại có vị trí đắc địa, hợp nhất các công ty nhỏ thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế chính trong các thương vụ M&A của các doanh nghiệp trong nước.
Ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là thu hút nhất, với tổng giá trị thị trường lên đến 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Nhà đầu tư có xu hướng chọn chiến lược M&A để mở rộng chuỗi giá trị và tiếp cận thị trường. Ở Viêt Nam, các doanh nghiệp bị mua là các doanh nghiệp đã có thương hiệu,với những dòng sản phẩm lâu đời như Vinacafe, nước khoáng Vĩnh Hảo. Điển hình các giao dịch như: Carlsberg bỏ ra 93 triệu USD đề mua lại 50% cổ phần của Huda Huế, Unicham mua 95% cổ phần cùa Diana, Massan mua lại Vĩnh Hảo, Kinh Đô mua lại Tribico…
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thì ngành hàng tiêu dùng vẫn đạt mức tăng trưởng đến 23%. Điều này cho thấy ngành này luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, bởi dù kinh tế tăng trưởng hay sụt giảm thì những mặt hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu vẫn đóng vai trò khó thay thế trong đời sống người dân.
Bên cạnh lĩnh vực hàng tiêu dùng, hoạt động M&A diễn ra khá sôi nổi trên thị trường tài chính-ngân hàng với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì Nhật Bản hiện đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam. Các giao dịch có giá trị lớn như: Vietinbank bán 20% cổ phần trị giá 743 triệu USD cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Vietcombank bán 15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD cho Mizuho, Sumitomo mua cổ phần của tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn Daiichi mua lai Bảo Minh…
Có thể nhận thấy, M&A giúp tái cấu trúc lại doanh nghiệp, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém về tài chính cũng như nhiều yếu tố khác để hình thành nên những doanh nghiệp có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. M&A cũng được nhìn nhận như con đường ngắn nhất để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng cũng như cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả từ các đối tác nước ngoài.
Riêng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hoạt động M&A đã mang lại một số kết quả đáng chú ý. Đó là, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ để đạt chuẩn quốc tế các chỉ số an toàn là 8%; Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Các ngân hàng thực hiện sáp nhập giảm bớt được chi phí đầu tư, xây dựng các điểm chi nhánh, tận dụng được mạng lưới khách hàng của ngân hàng bị sáp nhập; Tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Triển vọng phát triển M&A trong các lĩnh vực
Trong những năm gần đây, hoạt động M&A tăng trưởng trung bình 30%.
Tại hội thảo “Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá” diễn ra hồi tháng 8/2013, các nhà phân tích nhận định tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới vẫn giữ ở mức 25-30% trong giai đoạn 2013-2017. Nhận định này dựa vào tình hình tái cấu trúc các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Sau một vài năm hoạt động theo các mô hình công ty mẹ – con, mô hình tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước cũng như các tập đoàn đầu tư cá nhân đã nhận thấy yêu cầu tất yếu của tái cấu trúc để đảm bảo kinh doanh và phát triển bền vững. Do vậy xu hướng chọn M&A như một chiến lược để tái cấu trúc doanh nghiệp trở nên phổ biến.
Trước đây, các thương vụ thường có qui mô nhỏ, dưới 5 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian tới có thể trông đợi vào các thương vụ lớn dưới hình thức phát hành nhỏ lẻ chọn đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nhà nước có vốn hóa lớn và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Các giao dịch chào mua công khai và “thôn tính” trên sàn chứng khoán cũng đã xuất hiện, điều nay cho thấy hoạt động M&A ở Việt Nam đã chuyên nghiệp hơn. Hình thức M&A chủ yếu vẫn là thực hiện mua cổ phần và đầu tư vào nhau để trở thành đối tác chiến lược, nhằm tận dụng những lợi thế của nhau.
Hoạt động M&A thời gian tới được dự báo vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực tài chính – ngân hàng và sản xuất tiêu dùng.
Cụ thể, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, với kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, theo dự kiến các ngân hàng thương mại sẽ giảm từ con số 39 hiện nay xuống còn 13-15 ngân hàng vào năm 2017. Do đó, trong tương lai nhiều khả năng sẽ có một số vụ sáp nhập với qui mô lớn giữa các ngân hàng như các trường hợp đã thực hiện: SHB sáp nhập với Habubank; sáp nhập giữa 3 ngân hàng SCB, Ficombank và Việt Nam Tín Nghĩa; sáp nhập giữa ngân hàng Phương Tây với PVFC…
Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nhất là công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng phải hoàn tất lộ trình tăng vốn (theo Nghị đinh 46), do vậy khu vực bảo hiểm sẽ hứa hẹn thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài bởi thị trường bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đòi hỏi tái cấu trúc theo hướng giảm về số lượng để tăng chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động. Với chủ trương tái cấu trúc, thị trường chứng khoán dự báo sẽ chứng kiến những thương vụ sáp nhập, các công ty tận dụng lợi thế của nhau để tạo nên một định chế tài chính quy mô lớn như trường hợp hợp nhất giữa công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) và VIT (VITS).
Riêng với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, trong điều kiện dân số 90 triệu dân, dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng, thì đây luôn là một thị trường đầy tiêm năng với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
Khi thị trường phát triển, theo quy luật đào thải, doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi và đầu tư con người. Thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm phát triển ngành buộc các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến các nhà đầu tư lớn, có đủ tiềm lực vốn cũng như kinh nghiệm ngành nghề để phát triển.
Với chiến lược M&A, các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các giá trị, lợi thế giữa các bên để mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh mới cũng như củng cố mạng lưới phân phối sâu rộng hơn để trở thành một “đế chế” hàng tiêu dùng như ví dụ của tập đoàn Massan.
Hơn nữa, việc không bị hạn chế tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng với chỉ số P/E (giá/lợi nhuận) của ngành hàng tiêu dùng thấp, khoảng 13 lần trong khi Trung Quốc là 49 lần, Thái Lan 23 lần, khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và tham gia nhiều hơn vào thị trường sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam so với các lĩnh vực khác.
Làn sóng M&A trong ngành viễn thông cũng đang tăng mạnh trên thế giới. Tại Việt Nam, đây là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi các cơ hội đầu tư vào Vinaphone và Mobifone khi có thông tin cho rằng Chính phủ có thể cho phép bán cổ phần trong những công ty này cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành viễn thông. Ngoài ra, cũng có thông tin các nhà phân tích đã định giá MobiFone khoảng 3 tỷ USD.
Cùng với ngành viễn thông là dầu khí, khi nhu cầu sử dụng dầu và khí đốt tiếp tục tăng trên toàn cầu, giá dầu thô vẫn duy trì ở ngưỡng cao, chi phí cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đang tăng điều này khiến các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thiết bị dầu khí đẩy mạnh hợp tác thông qua liên doanh, hoặc sáp nhập để tận dụng các công nghệ của nhau, tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo giá cạnh tranh.
Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, M&A sẽ giúp các công ty trong nước tăng khả năng cạnh tranh với các đối tác trong khu vực như Trung Quốc, Phillipines, Indonesia…
Trong khi đó, bất động sản vẫn là ngành đứng trước các cơ hội M&A lớn khi Chính phủ đã công bố nhiều giải pháp để khôi phục thị trường. Phần lớn doanh nghiệp bất động sản đang lâm vào tình trạng khó khăn khi lượng hàng tồn kho lớn, áp lực lãi vay đè nặng và các quy định mới về kinh doanh bất động sản được siết chặt hơn. Do vậy, việc chuyển nhượng các dự án lớn đang đầu tư chắc chắn xảy ra. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quan tâm đến những dự án trong phân khúc trung tâm thương mại/bán lẻ, như Lotte của Hàn Quốc, còn các doanh nghiệp trong nước chủ yếu giao dịch ở các dụ án nhà ở. Tuy nhiên những vướng mắc về thủ tục pháp lý khiến một số nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Lĩnh vực dịch vụ giải trí, một thị trường mới nhưng cũng nhiều tiềm năng, hứa hẹn có nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài như tập đoàn Lotte Cinema với hệ thống siêu thị và trung tâm giải trí Lotte (Lotte Shopping/Lotte Entertainment) của Hàn Quốc cũng đã mua lại Liên doanh Diamond (DMC) và sở hữu 6 rạp tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng năm 2008. Các công ty của Hàn Quốc như CJ-CVG có vẻ chiếm ưu thế ở thị trường Việt Nam.
Với những tiềm năng về lao động, môi trường đầu tư, khoa học công nghệ…, chắc chắn hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều đột phá mới, tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Từ những kinh nghiệp đạt được, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn và hứa hẹn có những hoạt động M&A vươn xa ngoài lãnh thổ.
Ths. Tăng Đình Sơn
(NH TMCP Hàng hải Việt Nam)
(NH TMCP Hàng hải Việt Nam)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ
Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 024 6261 2299 / 0936 129 229 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | luatvietphu@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dichvuluatsu.vn http://luatvietphu.com.vn |
Tin liên quan
- Sáp nhập doanh nghiệp
- Đo đạc và bản đồ quốc phòng trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành được quy định như thế nào?
- Tôi định chuyển đổi công ty của tôi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần thì có cần phải thay đổi MST hay không?
- Công ty đại chúng hình thành sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký sẽ gồm những gì?
- Nhãn hiệu và Thương hiệu
- Sang nhượng công ty cho người nước ngoài
- Thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
- Thủ tục thành lập công ty tư vấn du học 2021
- Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)