Nhãn hiệu hàng hóa, logo công ty, …. là những tên gọi thông thường cùng một đối
tượng nằm trong sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ.
Thực tế, đây là một dạng tài sản của các tổ chức/cá nhân và quyền sở hữu tài sản này chỉ được đảm bảo khi nó được ghi nhận trong văn bằng do cơ quan chủ quản của nhà nước (cơ quan chủ quản ở đây là Cục sở hữu trí tuệ) cấp cho chủ sở hữu sau khi đăng ký.
Cụ thể: Tài sản này được ví như là chiếc xe máy, chiếc ô tô phải được đăng ký thì mới được lưu thông, tuy nhiên việc đăng ký đối với ô tô, xe máy là bắt buộc, là một điều kiện để được lưu thông; còn đối với tài sản này thì việc đăng ký chỉ xuất phát từ nhu cầu của chính chủ sở hữu; ý thức tự bảo vệ chính tài sản của chủ sở hữu; văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thực sự phát huy giá trị của nó khi có sự tranh cãi về chất lượng, sản phẩm hàng hóa dịch vụ với đối thủ cạnh tranh.
Việc đăng ký loại tài sản hữu hình này không kém phần quan trọng trong quá trình kinh doanh, phát triển của mỗi doanh nghiệp trong thời đại thông tin bùng nổ như ngày nay. Bởi thực tế đã chứng minh rằng, giá trị của nhãn hiệu có khi còn lớn hơn rất nhiều lần giá trị của sản phẩm/ dịch vụ mà nó gắn lên bởi nó không chỉ bao gồm giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà còn có giá trị vô hình của thị phần; việc ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng cũng có nghĩa là bạn đang mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường.
Trong thời đại mà hầu hết các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đều có nguy cơ làm giả, làm nhái, …toàn bộ hoặc một phần dẫn đến làm giảm giá trị các sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn trên thị trường và kéo theo việc kinh doanh của bạn đi xuống thì việc khẳng định quyền sở hữu của mình trên sản phẩm/dịch vụ thông qua việc gắn mác cho sản phẩm là rất cần thiết.
Ngược lại nếu bạn bảo vệ được thương hiệu của mình, chứng minh rằng chỉ có sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu đặc trưng riêng của công ty bạn là có chất lượng đồng nghĩa với việc bạn đánh bại được đối thủ, hàng giả, hàng nhái lấy lại niềm tin của khách hàng, thị trường và sự phát triển của hoạt động kinh doanh.
Với tầm quan trọng như thế của nhãn hiệu hàng hóa thì việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và được Cục SHTT cấp văn bằng là một giải pháp có hiệu quả nhất để chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu của doanh nghiệp và là cơ sở để bạn xây dựng thị trường, chiếm lĩnh và bảo vệ thị trường của chính mình. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa khó hay dễ, hồ sơ và tiến trình thủ tục như thực tế như thế nào?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 024 6261 2299 / 0936 129 229 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | luatvietphu@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dichvuluatsu.vn http://luatvietphu.com.vn |
Tin liên quan
- Dịch vụ Đại diện Sở hữu Công nghiệp: Bảo vệ Giá trị Sáng tạo của Bạn
- Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ miễn phí
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- Cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuẩn xác, hiệu quả nhất
- Hồ sơ cần có khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần những gì?
- Tư vấn đăng ký nhượng quyền thương hiệu
- Tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào?
- Mua bản quyền theo quy định luật SHTT
- Cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả