Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp ? Phân tích những bất cập khi áp dụng Luật phá sản vào thực tiễn ? Phá sản doanh nghiệp niêm yết phát sinh những hệ lụy pháp lý nào ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến phá sản sẽ được Công ty luật Việt Phú tư vấn cụ thể:

1. Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp ?

Công ty luật Việt Phú tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp tư vấn theo luật doanh nghiệp :

Theo quy định của Luật phá sản năm 2014 thì trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ: Triệu tập Hội nghị chủ nợ (HNCN):
  • Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);
  • Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:
– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;
– Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.
Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Sau đó, DN, HTX đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạn động kinh doanh mà DN, HTX vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
  • Thanh lý tài sản phá sản;
  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của DN, HTX cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty mình sau thanh tra thuế tháng 5 năm 2013 tổng truy thu phạt là 2.7 tỷ. Đến nay số đó lên là 4 tỷ, công ty ko có khả năng trả nay muốn làm phá sản bạn ạ, mình ko biết phải làm thế nào, mong bạn chỉ giúp nhé

=> Thủ tục phá sản bạn có thể tham khảo ở phần đầu chuyên đề. Trân trọng !

Kính chào Luật sư, Mong luật sư tư vấn giúp tôi việc này: – Công ty của tôi có làm thủ tục vay tín chấp của 1 ngân hàng (vay không dùng tài sản bảo đảm) cách đây vài tháng.Số tiền vay được giải ngân nhiều lần bằng việc chuyển khoản thanh toán công nợ cũ và mua hàng hóa mới với tổng số tiền đã giải ngân gần 3 tỷ đồng. – Hiện nay do quá trình làm ăn khó khăn, các khoản trả gốc, lãi theo đang bình thường, giả sử trong 1-2 tháng tới, tôi không trả đủ hoặc mất khả năng trả thì có bị xử lý hình sự không. – Nếu bị xử lý thì mức độ thế nào ạ ?. – Có người khuyên nếu không thể trả được thì hãy làm thủ tục phá sản rút gọn theo Luật phá sản. Như vậy minh vi phạm như thế nào ạ? . Xin luật sư tư vấn. Xin chân thanh cám ơn.=> Thứ nhất: theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đối tượng chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân thương mại phạm những tội quy định tại Điều 76 Bộ luật này.

“Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Và Điều 76 Bộ luật hình sự quy định như sau:

“Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:

1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);

2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại)”.

Thứ 2: Các trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn được quy định tại điều 105 Luật phá sản năm 2014.

“Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

2. Trường hợp Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết”.

“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.

Như vậy, để có thể làm thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn nếu công ty bạn mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Khi yêu cầu mở thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Thủ tục mở phá sản bạn có thể tham khảo ở phần đầu chuyên đề.

Chào luật sư! Cho em hỏi, khi doanh nghiệp bị tòa tuyên bố phá sản, trong hồ sơ vay xác định doanh nghiệp có vay Công ty A 800tr được thế chấp bằng 01 miếng đất, lúc vay thì miếng đất được giá là 800tr, nhưng tại thời điểm phá sản thì miếng đất chỉ còn giá trị 500tr, lệ phí toàn án 30triệu, quyền lợi của người lao động 200tr nhưng tổng giá trị tài sản của dn chỉ còn 650tr, Vậy theo luật phá sản thì đối tượng nào được ưa tiên thanh toán? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn!=> Thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản, ngoài ra các khoản nợ có bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán thì sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật phá sản năm 2014.

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.

Thưa luật sư, xin Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có vay ngân hàng dầu khí (tư nhân) 300 triệu cách đây 3 năm nhưng bây giờ gia đình tôi phá sản thì tôi cần làm đơn gì để lãi suất không tăng thêm mà dừng lại ạ.Và cho tôi cách giải quyết.tôi xin cảm ơn=> Theo điều 2 Luật phá sản 2014 thì đối tượng áp dụng luật phá sản là:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

như vậy, đối tượng áp dụng hình thức phá sản ở đây là doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Với hình thức hộ gia đình không phải là đối tượng để áp dụng thủ tục phá sản.

2. Vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự, chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu bạn không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà bạn vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản… để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho ngân hàng”.

Nếu bạn bỏ trốn hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả khoản nợ đó thì bạn mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn không có mục đích chiếm đoạt số tiền đó, mà chỉ khó khăn chưa trả được nợ thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự như đã nói ở trên. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì có vay, có trả, bạn nợ ngân hàng thì cũng phải tìm phương án trả nợ và có những thỏa thuận hợp lý mà bên cho vay có thể chấp nhận được để tránh mâu thuẫn, tranh chấp căng thẳng có thể xảy ra…

Trân trọng./.

2. Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp ?

Thưa Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục phá sản Doanh nghiệp như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:

Thủ tục phá sản Doanh nghiệp được quy định tại Luật phá sản 2014 như sau:

1. Nộp hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Căn cứ điều 5, Luật Phá sản 2014 các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Tất cả các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Cụ thể:

“1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

Đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khác nhau sẽ có nội dung đơn và hồ sơ, các tài liệu chứng cứ đi kèm khác nhau, được quy định cụ thể từ điều 26 đến điều 29, Luật phá sản 2014

2. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Toà án. Trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. (Căn cứ theo điều 34)

Sau 03 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ, Tòa án sẽ ra Thông báo nộp lệ phí phá sản.

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. (Căn cứ điều 39)

3. Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ xem xét đưa ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó. Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0936 129 229 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty luật Việt Phú.

3. Tư vấn quyền lợi khi doanh nghiệp bị phá sản ?

Thưa luật sư, xin Luật sư cho hỏi vừa qua tôi có đầu tư một cty TNHH TM DV và được công ty bán cho chiếc xe với hình thức trả góp trừ tiền lợi nhuận hàng tháng của mình lâu dài đến khi nào đủ giá trị xe thì công ty làm thủ tục sang tên.
Vậy cho hỏi trường hơp khi thanh toán chưa hết giá trị xe, chưa được sang tên chính chủ thì cty này bị phá sản, thì trường hợp xe của tôi giải quyết như thế nào ?
Xin luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Như vậy, như bạn trình bày, lợi nhuận bạn thu được từ công ty để thực hiện việc trả góp cho chiếc xe mà công ty đã bán cho bạn.

Khi công ty làm thủ tục phá sản thì chiếc xe chưa làm thủ tục sang tên bạn thì vẫn được coi là tài sản của công ty và sẽ được bán để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho công ty. Nếu bạn chứng minh được bạn đã lấy lợi nhuận của mình để mua chiếc xe thì khi công ty bán xe để thực hiện nghĩa vụ thì công ty cũng phải thanh toán cho bạn số tiền bạn đã bỏ ra để mua xe. Bạn được coi là chủ nợ không có tài sản bảo đảm.

Điều 54 Luật phá sản số 51/2014/QH13 của Quốc hội quy định thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Như vậy, khi công ty bị phá sản mà bạn chưa được chuyển quyền sở hữu xe thì bạn có rủi ro cao trong việc không lấy lại được số tiền đã góp vì dựa theo thứ tự phân chia tài sản ở trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0936 129 229 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty luật Việt Phú.

4. Phân tích những bất cập khi áp dụng Luật phá sản vào thực tiễn ?

Luật Phá sản được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2004 và thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho ngành Tòa án nhân dân giải quyết hậu quả pháp lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Tuy nhiên, khi áp dụng Luật Phá sản vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, làm cho công tác giải quyết các việc phá sản gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp mở thủ tục phá sản như:

Xử lý tài sản, vật kiến trúc của doanh nghiệp gắn liền trên đất thuê của Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và thuê đất của Nhà nước đầu tư vốn liếng xây dựng trụ sở làm việc, nhà xưởng… đã sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng may gặp rũi ro, đưa đẩy doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, đã có nhiều phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng không khắc phục được và các chủ nợ yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản để thu hồi lại vốn cho vay. Trong thời gian Tòa án đang giải quyết, UBND có thẩm quyền thu hồi lại đất cho doanh nghiệp thuê xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (sau đây xin viết tắt là VTNN) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh những mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp cho các địa phương trong tỉnh, nhưng việc kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài và mất khả năng thanh toán nợ đến hạn cho các chủ nợ với số tiền trên 25 tỷ đồng và trên 258 ngàn USD. Cuối năm 2005, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ và Tổ quản lý, thanh lý tài sản kiểm kê, định giá tài sản với tổng số tiền vỏn vẹn trên 2,8 tỷ đồng. Đến đầu năm 2008, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định thu hồi lại 648m2 đất của Công ty VTNN thuê xây dựng nhà làm việc, đồng thời quyết định phê duyệt giá khởi điểm nhà làm việc, vật kiến trúc trên đất của Công ty VTNN là 875.000.000 đồng và quy định tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nhà, vật kiến trúc trên đất được lựa chọn hình thức giao đất nộp tiền sử dụng đất một lần hoặc thuê đất trả tiền thuê hằng năm theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, UBND tỉnh Quảng Nam thu hồi lại đất cho doanh nghiệp thuê để giao cho Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc. Do đó, không có tổ chức, cá nhân nào đấu giá mua tài sản trên đất này để phải tháo dỡ lấy phế liệu! Vì vậy, giá khởi điểm tài sản của Công ty VTNN cũng là giá mua của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương. Trong khi đó, Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương tỉnh Quảng Ngãi là chủ nợ chính đã nhiều lần xin mua nhà làm việc, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất để trừ nợ Công ty VTNN vay 1.138.931.374 đồng và trên 258 ngàn USD (tương đương 5,272 tỷ đồng theo thời giá năm 2008), nhưng vẫn không được UBND tỉnh Quảng Nam chấp nhận. Rõ ràng, Công ty VTNN Quảng Nam và Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương tỉnh Quảng Ngãi phải gánh chịu thiệt hại vật chất khá lớn về tài sản hình hành từ vốn vay.

Hoặc, Công ty VTNN Quảng Nam thuê của UBND thành phố Đà Nẵng 13.294m2 đất, xây dựng nhà kho và đặt Văn phòng đại diện tại địa phương này. Sau khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định 5488/QĐ-UBND ngày 13/7/2007 thu hồi lại toàn bộ diện tích đất cho thuê và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố lập thủ tục cho Công ty Cổ phần Trường Xuân thuê lại để sản xuất kinh doanh. Đến ngày 15/01/2009, UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định 580/QĐ-UBND phê duyệt giá trị đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho Công ty VTNN Quảng Nam 1.497.397.266 đồng và giao cho Công ty Quản lý – Khai thác đất thành phố có trách nhiệm chi trả khoản tiền này cho Công ty VTNN Quảng Nam từ nguồn vốn của Công ty Cổ phần Trường Xuân. Thế nhưng, từ đó đến nay Công ty Cổ phần Trường Xuân không chuyển 1.497.397.266 đồng cho Công ty Quản lý – Khai thác đất thành phố, để Công ty này thực hiện việc chi trả hỗ trợ thiệt hại cho Công ty VTNN Quảng Nam theo quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng. Như vậy, tài sản trên đất thuê của Cty VTNN Quảng Nam tại thành phố Đà Nẵng được hình thành từ vốn vay, nhưng doanh nghiệp này không có quyền định đoạt để bán đấu giá tài sản của mình và sáu năm trôi qua, mà công tác giải quyết việc phá sản của Công ty VTNN Quảng Nam vẫn chưa đủ điều kiện để Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Trường hợp khác, Công ty Mía đường Quảng Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thành lập năm 2000 và được Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Nam ký hợp đồng cho thuê 65.180 m2đất với giá 1.087,5 đồng/m2/năm, thời hạn sử dụng 50 năm. Ngoài ra, nội dung đồng còn ghi nhận: “Trường hợp bên thuê đất bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng tài sản cho các tổ chức cá nhân khác mà tạo nên pháp nhân mới thì phải lập thủ tục thuê đất trong thời gian còn lại”. Tuy nhiên, trong thời gian sản xuất kinh doanh, Công ty Mía đường Quảng Nam luôn bị thua lỗ kéo dài và mất khả năng thanh toán nợ vay đến hạn của các chủ nợ 295 tỷ đồng và trên 03 triệu USD. Năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở thủ tục phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài sản kiểm kê, bán đấu giá tài sản là trụ sở làm việc, nhà xưởng, máy móc thiệt bị… hình thành trên đất thuê được 47,680 tỷ đồng. Biên bản bán đấu giá tài sản ngày 25/3/2008 ghi nhận “người trúng đấu giá tài sản được hưởng mọi chính sách của UBND tỉnh Quảng Nam và tiếp tục lập thủ tục thuê đất để sản xuất kinh doanh”. Thế nhưng trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có các quyết định thu hồi lại toàn bộ diện tích đất đã cho Công ty Mía đường Quảng Nam thuê, để giao cho UBND xã Quế Cường, huyện Quế Sơn quản lý. Và buộc đơn vị trúng đấu giá tài sản phải tháo dỡ toàn bộ trụ sở làm việc, nhà xưởng, máy móc, thiệt bị hình thành trên đất để giao trả lại đất cho Nhà nước.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về mua bán tài sản thanh lý. Sau khi thu được tiền bán đấu giá tài sản của Công ty Mía đường Quảng Nam, Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa trừ 2.654.781.794 đồng thuế giá trị gia tăng cho Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt, mà vội vã lập phương án phân chia tài sản có bảo đảm cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) thành phố Đà Nẵng trên 33,78 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Nam trên 10,8 tỷ đồng. Do đó, Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt yêu cầu hoàn trả lại thuế giá trị gia tăng trong lô hàng mua đấu giá nêu trên. Tổ Thẩm phán – TAND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 01/2009/QĐ-TTP ngày 09/11/2009 giải quyết: Chấp nhận yêu cầu của Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt; buộc Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng hoàn trả số tiền 909.377.410 đồng; Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Nam hoàn trả số tiền 727.651.003 đồng cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản Công ty Mía đường Quảng Nam, để hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt. Tuy nhiên, việc hoàn thuế giá trị gia tăng có nhiều quan điểm khác nhau: Về phía Ngân hàng cho rằng tài sản hình thành từ vốn vay, khi thanh lý bán tài sản đó để thu hồi lại vốn thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ngược lại, về phía doanh nghiệp mua đấu giá tài sản bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Do đó, người trúng đấu giá tài sản yêu cầu phải hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp cho Nhà nước. Sự việc mãi dằng co từ cuối năm 2009 đến nay vẫn chưa ngã ngũ, nên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa thể tuyên bố phá sản đối với Công ty Mía đường Quảng Nam.

Công tác thu hồi nợ đối với doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Khi doanh nghiệp được thành lập luôn tạo nhiều mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong mối quan hệ thương mại, các doanh nghiệp, cá nhân có thể là chủ nợ hoặc con nợ của nhau. Nếu doanh nghiệp, cá nhân là chủ nợ thì họ có quyền và trách nhiệm báo cáo cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản biết liệt kê vốn vào danh sách chủ nợ và chờ khi có phương án phân chia tài sản để được nhận lại toàn bộ hoặc một phần tài sản mà doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. Ngược lại, nếu con nợ là doanh nghiệp thì công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, bởi các con nợ thường tìm mọi cách né tránh công nợ phải trả như là Giám đốc Công ty đi công tác xa không biết khi nào về, hoặc doanh nghiệp đang đầu tư vào các dự án lớn, nên chưa tính đến việc thanh toán nợ phải trả, v.v.. Đối với con nợ là cá nhân làm đại lý và chủ yếu là cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, họ phải tự đi tìm kế sinh nhai ở nhiều địa phương khác nhau và không có địa chỉ rõ ràng, cho nên công tác thu hồi nợ đối với cá nhân lại càng khó khăn và phức tạp hơn, không khác gì đi “mò kim đáy biển”.

Qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam giải quyết việc phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Mía đường và Công ty Vật tư nông nghiệp Quảng Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, phối hợp với Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện nghĩa vụ của mình để Tổ Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải quyết dứt điểm việc phá sản của hai doanh nghiệp này. Đồng thời, qua công tác kiểm sát trong lĩnh vực này, chúng tôi rút ra được những nguyên nhân tồn tại như:

– Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa Luật Phá sản với Luật Thi hành án dân sự và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành như: Luật Phá sản quy định chung cho Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cung cấp tài liệu cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này (Điều 8), nhưng thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết việc phá sản đến đâu chưa được Luật Phá sản quy định rõ ràng cụ thể. Nhất là các quyết định ngoại lệ trong quá trình giải quyết khiếu nại; áp dụng biện pháp chế tài để thực hiện các quyết định của mình về thủ tục phá sản. Đối với Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản được Luật Phá sản quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức thi hành quyết định của Thẩm phán theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong khi đó, Luật Thi hành án dân sự không cho phép Thủ trưởng Cơ quan thi án án dân sự ra các quyết định thi hành án đối với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 138). Như vậy, Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đứng cửa giữa đành bó tay, không thể tổ chức thi hành quyết định của Thẩm phán trong phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

-Nghị định của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Qua đó, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ có quyền đề nghị Thẩm phán ra các quyết định tuyên bố giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu; doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhằm bảo toàn tài sản; thu hồi tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ được phép quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự, nhưng Luật Thi hành án dân sự không cho phép Chấp hành viên ra các quyết định về thi hành án. Do đó, Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản không thể tự mình thực hiện công vụ ngoài phạm vi pháp luật cho phép.

– Trong thực tiễn, cá nhân, doanh nghiệp trước khi vay tiền của các tổ chức tín dụng, đã thế chấp bất động sản là nhà ở, đất ở, máy móc, thiết bị…Khi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng và xảy ra tranh chấp phải đệ đơn hầu Tòa giải quyết. Đến lúc này mới thấy nhiều tổ chức tín dụng “lách luật” bằng cách xác định giá trị tài sản thế chấp tăng gấp nhiều lần so với thực tế, để cho khách hàng vay vốn không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cho nên việc kê biên tài sản bán đấu giá để thi hành án thu hồi nợ cho chủ nợ đã gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, Bộ Luật dân sự cũ năm 2005 (Điều 342) và Luật Kinh doanh bất động sản (Điều 7) quy định “Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai”, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với nhà, công trình đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế, bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với nhà, công trình xây dựng… Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân đem những loại giấy tờ này thế chấp cho các tổ chức tín dụng để vay vốn, nhưng đằng sau việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân có đúng mục đích theo giấy tờ thế chấp hay không là một vấn đề nan giải.

– Điều không kém phần quan trọng về công tác kiểm tra giám sát thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiêp, hợp tác xã, Luật Phá sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân còn mang tính chung chung như: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Điều 12). Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chỉ có quyền kháng nghị đối với hai loại quyết định là quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản (Điều 83) và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản (Điều 91), nhưng Luật không quy định Tổ Thẩm phán hoặc Tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển hồ sơ việc phá sản cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu, xác định tính hợp pháp về các quyết định của Tổ Thẩm phán ban hành, để đảm bảo cho việc kháng nghị của Viện kiểm sát đúng pháp luật. Hoặc, Luật Phá sản cũng không quy định Viện kiểm sát cùng cấp được quyền tiếp cận, xem xét hồ sơ do Tổ Thẩm phán hoặc Tổ quản lý, thanh lý tài sản xác lập như: Việc xác định công nợ của các chủ nợ, con nợ; kiểm kê, định giá, bán đấu giá tài sản; lập phương án phân chia tài sản, thanh toán cho các chủ nợ có vô tư khách quan hay không? Và điều quan trọng là giám sát việc lập hồ sơ miễn, giảm để xóa nợ cho con nợ không có điều kiện thi hành án có đúng đối tượng thuộc diện chính sách hay không? Viện kiểm sát nhân dân chỉ xem xét các quyết định về thủ tục phá sản của Tổ Thẩm phán gửi đến (Điều 29 LPS), thì không thể nắm vững nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và tiến độ giải quyết việc phá sản để kháng nghị hoặc kiến nghị khắc phục, sửa chữa những tồn tại trong việc giải quyết phá sản.

– Thẩm phán và Chấp hành viên được phân công giải quyết việc phá sản chưa có kinh nghiệm, do đó luôn bị động lúng túng nên đã dẫn đến những sai sót nhất định khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Mặt khác, Thẩm phán và Chấp hành viên ngại vướng trách nhiệm cá nhân, phải bồi thường thiệt hại khi thực hiện các biện pháp giải quyết việc phá sản. Hơn nữa, thành viên trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản là những người đại diện cho chủ nợ, đại diện cho doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm theo sự phân công của người quản lý trực tiếp, nhưng công việc kiêm nhiệm không phải là nhiệm vụ chuyên môn chính của họ, nên sự phối hợp tham gia của những thành viên này thiếu nhiệt tình cùng Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong công tác thu hồi giải quyết công nợ. Và suy cho cùng, hậu quả kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản không phải bản thân của những người đại diện gây ra, mà do nhiều nguyên nhân “tế nhị” trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp đẻ ra.

– Ngoài ra, Kinh phí hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chủ yếu sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ quan thi hành án dân sự, nhưng công tác thu hồi nợ của con nợ quá nhiều và nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, do đó nguồn kinh phí của cơ quan thi hành án dân sự không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Và chế độ thù lao cho những người làm công tác này quá khiêm tốn, cho nên công tác đi thu hồi nợ còn nhiều hạn chế nhất định.

Thiết nghĩ, Quốc hội cần quan tâm sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004, nhằm khắc phục sự chồng chéo, bất cập giữa các văn bản pháp luật, tạo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật Phá sản, Luật Thi hành án dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực phá sản. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các ngành, tổ chức, cá nhân phối hợp giải quyết tốt việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

5. Phá sản doanh nghiệp niêm yết và một số vấn đề phát sinh

Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nội hàm của quyền này bao gồm: quyền được lựa chọn lĩnh vực ngành nghề, quy mô và phạm vi kinh doanh; quyền lựa chọn sản phẩm hàng hoá dịch vụ để sản xuất, cung ứng; quyền lựa chọn phương thức huy động vốn, lựa chọn đối tác trong kinh doanh…

Dẫn nhập

Tuy nhiên, đi kèm với quyền tự chủ rộng rãi trong kinh doanh là nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ và độc lập thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh như nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ thanh toán nợ. Quyền tự chủ trong kinh doanh một mặt tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển, mặt khác cũng là một thách thức lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường làm cho không ít doanh nghiệp phải điêu đứng, thua lỗ triền miên dẫn đến nguy cơ đối diện với phá sản. Như vậy, phá sản là một hệ quả tất yếu của một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả kéo dài, là quá trình sàng lọc tự nhiên mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường. Qua đó, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn không hiệu quả góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế. Thời gian gần đây, phá sản trở nên là một đề tài “nóng” thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK), đặc biệt, sau khi Ngân hàng Maritime Bank (MB) Chi nhánh Cộng hoà đã gửi công văn vào ngày 29/07/2008 yêu cầu CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) hiện đang có cổ phiếu đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày ra công văn phải có kế hoạch thu xếp trả nợ cho Ngân hàng. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng này sẽ xem xét khởi kiện BBT ra tòa để phát mãi tài sản của BBT.

Khi nào thì một doanh nghiệp bị xem là đã lâm vào tình trạng phá sản?

Về mặt ngữ nghĩa, từ “phá sản” bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng La – tinh để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một doanh nghiệp mà biểu hiện trực tiếp là không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tại Việt Nam, từ lâu người dân đã dùng những từ như “vỡ nợ” hay “khánh tận” để chỉ tình trạng phá sản của một cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Pháp Luật về phá sản của các nước khác nhau quy định những tiêu chí khác nhau về điều kiện cũng như thời điểm xác định tình trạng phá sản của một doanh nghiệp. Việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa quan trọng. Tùy thuộc vào quy định về điều kiện và thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong pháp luật phá sản của mỗi quốc gia mà sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phá sản sớm hay muộn, lập trường của Nhà nước nghiêng về bảo vệ lợi ích của ai nhiều hơn: chủ nợ hay con nơ[1].

Nghiên cứu pháp luật nhiều nước cho thấy, có hai loại tiêu chí để xác định thời điểm này: định lượng và định tính. Kinh nghiệm của một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản theo trường phái định lượng thì thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn trễ hạn thanh toán nợ từ phía doanh nghiệp mắc nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ. Ví dụ như Luật Phá sản của Liên bang Nga quy định số nợ không thấp hơn 100.000 rúp với chủ nợ là pháp nhân và 10.000 rúp với chủ nợ là cá nhân. Theo Luật Công ty của Úc chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định bắt đầu thủ tục thanh toán tài sản của một công ty vì lý do vỡ nợ nếu công ty đó có một khoản nợ đến hạn ít nhất là 2000 AUD và công ty không chứng minh được khả năng trả khoản nợ đến hạn đó[2]. Trong Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam năm 1993 khái niệm này được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa hai tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Tính định lượng thể hiện ở quy định về việc chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu con nợ không trả nợ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày đòi nợ, quy định về thời hạn 3 tháng nợ lương liên tiếp với người lao động. Tính định tính còn thể hiện ở quy định về những tài liệu cần thiết mà con nợ phải gửi cho Tòa án sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản để Tòa án đánh giá tổng số nợ và tổng tài sản của con nợ như danh sách chủ nợ kèm theo số nợ, báo cáo về tình trạng tài chính, tài sản và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp mắc nợ… Khái niệm phá sản trong Luật phá sản năm 1993 còn gắn với lý do khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc lý do bất khả kháng. Với việc đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khá “cầu toàn” như vậy đã gây không ít khó khăn cho các chủ nợ trong việc chứng minh tình trạng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ. Vì chủ nợ chỉ có thể chứng minh là con nợ đã trễ hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, còn vì sao con nợ trễ hạn thanh toán – không trả nợ thì chủ nợ có thể không biết mà cũng không cần biết. Những thông tin này thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ và chỉ có thể xác định trên cơ sở sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn ngoài khả năng của chủ nợ. Chính vì vậy, mà hơn 10 năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp có rất ít các trường doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Theo số liệu đã được công bố thì đến cuối năm 2003, toàn ngành Tòa án thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trong số đó tuyên bố được 46 doanh nghiệp bị phá sản[3].

Hạn chế nêu trên đã được khắc phục bằng Luật phá sản cũ năm 2004 (đã hết hiệu lực và Luật phá sản năm 2014 hiện nay vẫn đang có hiệu lực thi hành. Tại Điều 3 của Luật này quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Như vậy, để bị xem là lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp phải đồng thời hội đủ hai điều kiện cơ bản: điều kiện cần là mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và điều kiện đủ là khi chủ nợ chính thức yêu cầu. Điều đó có nghĩa, bất luận giá trị của khoản nợ là bao nhiêu miễn là khi đã đến hạn và chủ nợ đã chính thức yêu cầu mà doanh nghiệp không trả được khoản nợ đó.

Đối chiếu với trường hợp của BBT thì mặc dù công ty đang gặp khó khăn, thua lỗ và có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhưng vẫn chưa lâm vào tình trạng phá sản vì chưa có ai trong số các chủ nợ chưa có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần chính thức đòi nợ. Sự kiện Maritime Bank MB gửi công văn như trên là một hành vi đòi nợ thông thường của chủ nợ có đảm bảo toàn bộ vì theo công văn này, tổng số nợ quá hạn của BBT đối với ngân hàng là 21,4 tỷ đồng, trong đó chỉ có 6,4 tỷ đồng là quá hạn được thế chấp bởi toàn bộ đất đai, máy móc, nhà xưởng của BBT tại Khu công nghiệp Vĩnh lộc. Còn việc MB “dọa” sẽ kiện BBT ra tòa chỉ là thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi nợ. Bởi vì pháp luật hiện hành chưa cho phép chủ nợ được chủ động xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi đến hạn mà con nợ không thanh toán gốc và lãi mà phải thông qua thủ tục xét xử tại tòa án để thu hồi nợ. Thông thường quá trình này khá phức tạp và kéo dài

Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt do tòa án thụ lý giải quyết

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ phải đối diện với thủ tục tuyên bố phá sản. Không như những vụ kiện đòi nợ tài sản trong lĩnh vực dân sự hay kinh tế, phá sản là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, kéo theo nhiều hệ quả xấu ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ nợ, bản thân doanh nghiệp mắc nợ cũng như lợi ích người lao động và toàn bộ xã hội nói chung. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, đảm bảo tính công bằng và trật tự, kỷ cương xã hội thì quá trình giải quyết vụ phá sản doanh nghiệp phải do tòa án đảm nhiệm. Điều 8 Luật phá sản năm 2014 quy định: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó. Có thể nói quá trình phá sản một doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và kéo dài. Thủ tục phá sản chính thức bắt đầu khi tòa án raquyết định mở thủ tục phá sản nếu có căn cứ chứng minh doanh nghiệp thực sự đã lâm vào tình trạng phá sản. Quyết định sẽ được gửi cho các chủ nợ và các đối tượng khác có liên quan và được đăng báo theo quy định. Trong quyết định mở thủ tục phá sản tòa án chỉ định thẩm phán phụ trách vụ phá sản. Đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản, tòa án cũng ra quyết định thành lập tổ quản lý và thanh lý tài sản có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 10, Luật phá sản năm 2004. Không phải vụ giải quyết phá sản nào cũng dẫn đến hậu quả thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Việc thanh lý tài sản được tiến hành theo quyết định của Hội nghị chủ nợ hoặc khi Hội nghị chủ nợ không thông qua được phương án phục hồi sản xuất kinh doanh hoặc kết thúc thời hạn phục hồi sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn không cải thiện được tình trạng phá sản của mình. Theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.

Các giải pháp cần thiết áp dụng đối với doanh nghiệp niêm yết lâm vào tình trạng phá sản

Phá sản một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp niêm yết nói riêng bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế xã hội nhất định cần phải được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa. Nói cách khác, phá sản phải được xem là lựa chọn cuối cùng và duy nhất đối với daonh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Hậu quả rõ nét nhất khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là người lao động mất việc làm, các chủ nợ có nguy cơ không thu hồi hết phần nợ của mình còn các chủ sở hữu, các cổ đông phải đối diện với nguy cơ “trắng tay” do họ là đối tượng được thanh lý tài sản sau cùng. Chính vì vậy, việc cùng nhau tìm kiếm giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp, người lao động, các chủ nợ và chủ sở hữu. Các giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể thoát khỏi tình trạng phá sản rất đa dạng nhưng quan trọng nhất có thể là: thương lượng với các chủ nợ về việc cơ cấu lại các khoản nợ, huy động thêm vốn, bán lại các khoản nợ cho các công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng… Trong các giải pháp vừa kể trên, giải pháp huy động thêm vốn là căn cơ nhất. Con đường tiếp cận nguồn vốn phổ biến nhất đối với doanh nghiệp niêm yết là là đi vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu hoặc huy động thêm vốn góp từ các tổ chức cá nhân khác thông qua hình thức chào bán cổ phiếu bổ sung. Có thể nói, khi một doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì khó có ngân hàng nào dám cho vay vì rủi ro không thu hồi được vốn gốc và lãi suất là rất lớn, còn phát hành trái phiếu thì cũng rất khó tìm được nhà đầu tư nào mua. Cho nên, giải pháp phát hành cổ phiếu bổ sung là tối ưu nhất.

Quay lại trường hợp của BBT, về phía ban lãnh đạo công ty và nhiều cổ đông đã nhận ra sự cần thiết của việc huy động thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, kế hoạch phát hành 8,16 triệu cổ phiếu bổ sung để phân phối cho cổ đông chiến lược thông qua thủ tục chào bán riêng lẻ qua đó tăng vốn điều lệ của công ty lên 150 tỷ đồng đã không được Đại hội đồng cổ đông thông qua do cổ đông đại diện 30% vốn nhà nước biểu quyết phản đối. Một trong những lý do chính được cổ đông này đưa ra là không tin tưởng vào ban lãnh đạo công ty cũng như số liệu có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty nữa, thời điểm phát hành không thích hợp. Tất nhiên, không thể phủ nhận trách nhiệm của ban lãnh đạo BBT qua các thời kỳ đối với tình trạng mà công ty đang gặp phải, về số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính đã công bố. Việc đó sẽ có cơ chế cụ thể để làm rõ để xác định trách nhiệm của từng vị lãnh đạo hoặc thông qua thủ tục tố tụng cổ đông có thể kiện ra tòa án để yêu cầu vị lãnh đạo nào gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường. Nhưng ở đây cần phải đặt lợi ích công ty lên trên hết, vì nếu không huy động được thêm vốn thì khả năng đối diện với thủ tục phá sản của BBT sẽ rất cao. Và khi đó, như đã phân tích ở trên, chính các cổ đông của công ty, bao gồm cả cổ đông nhà nước phải gánh chịu rủi ro lớn nhất.

Thay lời kết

Mặc dù phá sản một doanh nghiệp kéo theo những hậu quả nhất định, song sự tác động của phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tiêu cực. Xét về mặt kinh tế, bản thân hiện tượng phá sản là một giải pháp hữu hiệu để “cơ cấu lại” nền kinh tế, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Phá sản doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, xét trên nhiều khía cạnh cũng mang lại những ý nghĩa tích cực nhất định. Về phía thị trường, phá sản một doanh nghiệp niêm yết là loại bỏ một cổ phiếu kém chất lượng, góp phần bảo vệ nhà đầu tư và giúp thị trường hoạt động minh bạch và đúng pháp luật hơn. Về phía nhà đầu tư, phá sản doanh nghiệp niêm yết sẽ là một hồi chuông cảnh báo giúp họ cẩn thận hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư, từng bước hạn chế thói quen đầu tư theo phong trào, số đông. Về phía cơ quan quản lý cũng sẽ rút ra những bài học và kinh nghiệm nhất định trong việc giám sát, kiểm tra và quản lý doanh nghiệp niêm yết nhằm phát hiện kịp thời các doanh nghiệp yếu kém, vi phạm công bố thông tin để có biện pháp xử lý đủ mạnh mang tính răn đe. Ngoài ra, vấn đề phá sản doanh nghiệp niêm yết còn đặt ra nhiệm vụ cho các nhà lập pháp hoàn thiện hơn pháp luật về chứng khoán và TTCK. Điều đó trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa có quy định cụ hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý trường hợp một doanh nghiệp niêm yết bị tòa án tuyên bố phá sản để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và hạn chế tối đa những tác xấu đến thị trường nói chung.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chí­nh, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 024 6261 2299 / 0936 129 229
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : luatvietphu@gmail.com
Hệ thống thông tin website : http://dichvuluatsu.vn
http://luatvietphu.com.vn

Tin liên quan