Hiện nay, mua bán và sáp nhập được nhắc đến rất nhiều và cũng là một xu hướng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hai khái niệm này không hẳn là đồng nhất và đi liền với nhau mà vẫn có sự khác biệt về bản chất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) tiến hành sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập – tiến hành thủ tục giải thể công ty (tham khảo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014).
Mua bán doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Mua bán doanh nghiệp, về bản chất cũng giống như hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, hoạt động mua bán doanh nghiệp có đối tượng mua bán rất đặc thù là Doanh nghiệp hay công ty. Việc mua lại doanh nghiệp thực chất là mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của cổ đông hay thành viên trong công ty.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng vốn góp trong công ty.
Sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khác nhau ra sao?
Sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khác nhau như sau:
Thứ nhất, hình thức thực hiện
Sáp nhập doanh nghiệp: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của doanh nghiệp sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp: Không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
Thứ hai, hệ quả pháp lý
- Sáp nhập doanh nghiệp: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.
- Mua bán doanh nghiệp: Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.
Trên đây là các nội dung tư vấn về phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin sau đây.
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 024 6261 2299 / 0936 129 229 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | luatvietphu@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dichvuluatsu.vn http://luatvietphu.com.vn |
Tin liên quan
- Tại sao người nước ngoài lại muốn mua công ty Việt Nam?
- Chuyển nhượng công ty cho người nước ngoài
- Thời gian hoàn tất thủ tục mua bán công ty mất bao lâu?
- Các loại thuế phải nộp khi bán công ty
- Hồ sơ bán công ty theo quy định pháp luật
- Thủ tục mua lại cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại Việt Nam
- Thủ tục mua lại cửa hàng kinh doanh máy vi tính tại Việt Nam
- Thủ tục mua bán công ty cung cấp dịch vụ bưu chính của Luật Việt Phú
- Mua lại công ty kinh doanh vật liệu xây dựng: Những lưu ý quan trọng
- Những lưu ý khi mua lại công ty