Thủ tục xin giấy phép thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Có thể nói thực phẩm và thời trang là hai nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Trong thời gian gần đây, xu hướng kinh doanh thực phẩm sạch đang ngày càng trở nên phổ biển. Không ít các công ty mạnh dạn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm và thu được những thành quả nhất định. Nhằm giúp các bạn có thể hiểu rõ thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực thực phẩm nên bắt đầu như thế nào? Cần thủ tục xin phép gì? Luật Việt Phú xin tư vấn một số thông tin về loại hình kinh doanh này.

Luật Việt Phú tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Tư vấn thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực thực phẩm

  • Tư vấn lựa chọn các loại hình doanh nghiệp
  • Tư vấn lựa chọn tên công ty, lựa chọn trụ sở doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu góp vốn
  • Tư vấn về quyền lợi trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và thành viên góp vốn
  • Tư vấn giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty

Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: 

  • Tư vấn thủ tục xin giấy phép
  • Tư vấn các mặt hàng phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tư vấn cách bố trí theo đúng quy trình thẩm định, giấy khám sức khỏe, thẻ tập huấn VSATTP

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm

TT Tên ngành nghề đăng ký kinh doanh Mã ngành nghề
1 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; 4620
2 Bán buôn gạo; 4631
3 Bán buôn thực phẩm; 4632
4 Bán buôn đồ uống; 4633
5 Bán buôn tổng hợp; 4690
6 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn

trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp;

4711
7 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh; 4721
8 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; 4722
9 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ; 4781

Hồ sơ cần thiết khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Danh sách các cổ đông sáng lập công ty ( CTCP tối thiểu là 3 thành viên).
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân.
  • Giấy ủy quyền.
  • Khắc và lấy dấu pháp nhân.
  • Đăng ký bố cáo thông tin.

Sau thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Sau khi thành lập cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Nộp thuế môn bài theo mức quy định về vốn điều lệ.
  • Đăng ký nộp báo cáo thuế hàng tháng (thời gian nộp trước 20 hàng tháng), báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
  • In hóa đơn nếu cần.
  • Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rất mong những thông tin Luật Việt Phú cung cấp sẽ hữu ích với bạn khi khởi sự thành lập công ty thực phẩm!

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chí­nh, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 024 6261 2299 / 0936 129 229
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : luatvietphu@gmail.com
Hệ thống thông tin website : http://dichvuluatsu.vn
http://luatvietphu.com.vn

Tin liên quan