Thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước

Ở nước ta tồn tại 2 loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vậy thẩm quyền nào để bạn có thể thành lập doanh nghiệp nhà nước
Với những quy định khắt khe trong việc thành lập doanh nghiệp mới vậy thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước như thế nào, doanh nghiệp nhà nước khác gì với các doanh nghiệp tư nhân .

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp phát triển và hoạt động trên thị trường Việt Nam với các loại hình doanh nghiệp đa dạng từ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, … cũng như quy mô doanh nghiệp khác nhau. Do quá trình toàn cầu hóa cũng như trong những năm gần đây Việt Nam gia nhập vào các cộng đồng kinh tế như WTO và cuối năm 2015 là AEC nên rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư phát triển. Để ngăn không cho các doanh nghiệp này chiếm quá nhiều thị phần trên nền kinh tế nước ta, Nhà nước ta đã cho phép thành lập các doanh nghiệp nhà nước. Vậy thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước là gì ? Kế Toán Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu điều này.

Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20, Nhà nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước. Vào ngày 28/10/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2004/NĐ-CP về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước định nghĩa, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, vào ngày 29/11/2005, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội ban hành, tại Điều 169 quy định về thành lập doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp do nhà nước thành lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực phải được đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Và Luật này cũng thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Tiếp theo đó, vào ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội ban hành, định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Như vậy qua các điều trên, chúng ta có thể thấy hiện nay, các cá nhân, tổ chức đều có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước trừ các trường hợp pháp luật cấm được quy định tại Khoản 2 Điều 18. Theo quy định tại Điều 88 và 89 Luật Doanh nghiệp 2014, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình

· Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

· Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm :

· Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.

· Đề án thành lập doanh nghiệp.

· Vốn điều lệ và Sơ thảo điều lệ hoạt động của công ty

· Giấy đề cho doanh nghiệp được quyền sử dụng đất.

Hồ sơ sẽ được thủ trưởng cơ quan sáng lập doanh nghiệp ký đề nghị và gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp như thủ tướng chính phủ hoặc thủ tướng sẽ ủy quyền cho bộ trưởng ngành quản lý.

Sau khi hoàn thành hồ sơ doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp tại ủy ban kế hoặc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính.

 

 

 

 

 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chí­nh, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 024 6261 2299 / 0936 129 229
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : luatvietphu@gmail.com
Hệ thống thông tin website : http://dichvuluatsu.vn
http://luatvietphu.com.vn

Tin liên quan