Các dạng tranh chấp phổ biến trong doanh nghiệp

Từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, hiện nay chũng ta sẽ thấy được bức tranh chung về thực trạng tranh chấp và từ đó có nhận định và đánh giá xác đáng cho vấn đề này. Hiện nay trong doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại những loại tranh chấp điển hình là tranh chấp giữa các cổ đông (tư cách cổ đông), tranh chấp về quyền quản lý và điều hành công ty

Các tranh chấp thường diễn ra như sau:

Thứ nhất: Tranh chấp về tư cách cổ đông. Có thể họ là cổ đông sáng lập nhưng lại không đóng góp tiền cho một cổ phần nào trong số cổ phần đã đăng ký hoặc góp không đủ số cổ phần đã đăng ký nhưng yêu cầu quyền và lợi ích như của một cổ đông đã góp đủ vốn. Ngoài ra, tranh chấp về phương thức góp vốn như định giá tài sản cao hơn thực tế, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, không thỏa thuận trước với nhau về việc góp vốn và giá trị vốn góp bằng tài sản, không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần…
Thứ hai: là tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các nhóm cổ đông nắm cổ phần chi phối (như HĐQT) thường muốn “người của mình” làm giám đốc; hoặc cổ đông lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT, không bãi miễn khỏi chức danh chủ tịch HĐQT.
Thứ ba: là tranh chấp phát sinh từ các quyết định của ĐHĐCĐ. Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định cỉa ĐHĐCĐ sẽ trở thành đối tượng của tranh chấp vì lẽ: Quyết định không công bằng; Quyết định không hợp pháp của ĐHĐCĐ dẫn đến quyền lợi của các cổ đông khác không được như mong đợi nên thực tế các tranh chấp có thể diễn tiến khá phức tạp và gay gắt.

 Các bên tranh chấp thường không thương lượng, hòa giải, không sử dụng trọng tài, chỉ ra tòa và khiếu nại hành chính (theo đến hết cấp). Nhiều khi sự can thiệp hành chính làm cho mâu thuẫn gay gắt và mở rộng thêm. Các bên hoặc một số bên tranh chấp không quan tâm đến lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp, mà vì lợi ích của mình một cách thái quá. Hệ quả là đình trệ sản xuất. Các bên đều cố ý can thiệp, ngăn cản hoạt động bình thường của doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau, gây thiệt hại thêm cho chính họ và các bên liên quan.
Tranh chấp trong doanh nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ mô hình thành lập, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo và các thỏa thuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ nên làm nảy sinh tranh chấp là tất yếu.Không ít doanh nghiệp phát triển tốt có xuất phát điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bé, doanh nghiệp nhỏ. Lúc đầu, họ chỉ dựa vào tình cảm thân quen để lập doanh nghiệp, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp này rất sơ sài, đủ để qua được yêu cầu về thủ tục hành chính, thậm chí có trường hợp còn ký hộ cho nhau, thoả thuận bằng miệng không có văn bản. Khi doanh nghiệp phát triển, không ít người tìm cách thu lợi từ doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, thậm chí tìm cách loại bỏ lẫn nhau…

Phương pháp hạn chế tranh chấp

Cần xem hạnh chế tranh chấp như là lĩnh vực quản trị rủi ro, nên chủ doanh nghiệp cũng như ban quản lý lãnh đạo công ty cần vạch ra những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tranh chấp, có cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra để vừa thỏa mãn quyền lợi của mỗi thành viên công ty lại đảm bảo lợi ích chung.Các cổ đông cần thực hiện quy định của pháp luật một cách chặt chẽ, nghiêm túc và thận trọng. Khi phân bổ cơ cấu sở hữu và góp vốn thành lập doanh nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ càng. Khi có tranh chấp phát sinh, các bên cần thiện chí và nỗ lực giải quyết vì lợi ích chung là sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Nên tìm kiếm tư vấn và ưu tiên sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, trước khi khiếu kiện ra tòa.
Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức, hiểu biết và tăng cường vai trò của quản trị doanh nghiệp; thay đổi nhận thức từ trước đến nay là cổ đông lớn phải giữ các vị trí quản lý then chốt; cần chuyển sang quản lý theo khoa học và chuyên nghiệp; nên tìm giám đốc là người ngoài có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, chứ không phải là người có nhiều vốn nhất để nắm quyền điều hành doanh nghiệp.

Nguồn: Biên tập và sưu tầm

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

Phòng 216, Tòa nhà N3B, Đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chí­nh, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 024 6261 2299 / 0936 129 229
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : luatvietphu@gmail.com
Hệ thống thông tin website : http://dichvuluatsu.vn
http://luatvietphu.com.vn

Tin liên quan